DIỄN ĐÀN A3-K49 THPT QUẢNG OAI

Nơi chia sẻ những cảm xúc của bạn
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI FORUM CỦA LỚP 12A3 (KHÓA 49: 2009-2012) TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI-BA VÌ-HÀ NỘI

Share|

Những hiểu lầm "chết người" về các môn học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Những hiểu lầm "chết người" về các môn học I_icon_minitimeSun Aug 14, 2011 4:24 pm
conanSSC
conanSSC
Mod
Mod
Số bài: conanSSC :59
Tổng số bài gửi : 59
Points : 227
Reputation : 17
Join date : 13/08/2011
Age : 29

Bài gửiTiêu đề: Những hiểu lầm "chết người" về các môn học

Những hiểu lầm "chết người" về các môn học Titleb10
Những hiểu lầm "chết người" về các môn học
Những hiểu lầm "chết người" về các môn học Titleb13
Những hiểu lầm "chết người" về các môn học

Có những quan niệm rất sai lầm của teen nhà mình về các môn Anh, Toán, Văn khiến cho điểm số các môn này cứ lẹt đẹt mãi...

1. Con gái học tốt Văn vì... giỏi mơ mộng?

Đa số các teen boy khi nhắc đến môn Văn đều thè lưỡi rụt cổ chạy dài. Khi hỏi đến, bao giờ các chàng cũng đưa ra lý do cực kì chính đáng: "Tụi tớ là con trai, không mơ mộng được nên chẳng nghĩ ra cái gì để viết cả. Chẳng như các bạn nữ, cứ ngồi cắn bút một tẹo là được bao nhiêu ý”. Nhưng kì thực, quan niệm đó sai lầm chết người. Bởi, muốn học giỏi Văn, bạn cần đầu tư thời gian học bài, tìm hiểu sâu tài liệu chứ không thể nào vào phòng thi mà nghĩ ngay ra được.

Để học tốt môn Văn, đầu tiên bạn cần hiểu rõ được tác phẩm, xa hơn nữa là cả giai đoạn lịch sử văn học đó. Hiểu thôi chưa đủ, bạn cần phải học: học thông tin về tác giả, về hoàn cảnh lịch sử, học các khái niệm trong văn học như “chủ nghĩa nhân đạo”, “chủ nghĩa lãng mạn Cách mạng”... Chưa hết, nếu là thơ, chúng mình buộc phải thuộc hết cả bài thơ, thậm chí cần biết từ nào “đắt” mà đào sâu phân tích. Còn với tác phẩm văn xuôi, lắm khi phải nhớ cả một đoạn dài để lấy dẫn chứng khi làm bài. Muốn bài làm được điểm cao, không chỉ nắm kiến thức từ sách giáo khoa, chúng mình cần phải đọc thêm các bài phân tích, bình giảng, từ đó lấy ý làm bài. “Đành rằng với một tâm hồn giàu cảm xúc, dễ xúc động, con gái học Văn dễ hơn con trai, song, nếu chỉ dựa vào đó mà cho rằng môn Văn nhẹ nhàng hơn các môn khác là sai lầm. Để học tốt Văn thật sự phải bỏ rất nhiều công sức như bất cứ môn nào khác!”

2. Anh văn: Làm bài theo cảm tính?

Khảo sát sơ bộ cho thấy đa phần teen chúng ta khi đến gần kì kiểm tra môn Anh sẽ chuẩn bị theo hai hướng: một là tự tin có thừa nên không ôn gì hết, hai là không đụng đến sách giáo khoa, chỉ chăm chăm học từ vựng chép trong tập.

Kì thực, quan niệm về cách học anh văn như trên là cực kì sai lầm. Thứ nhất, làm bài Anh văn theo cảm tính sẽ rất “phiêu” vì đơn giản, thường khi làm trắc nghiệm các câu trả lời đều giống giống nhau, nhiều khi chỉ khác mỗi một chữ, chỉ dựa vào trực giác làm sao an toàn được? Thứ hai, nếu chỉ ôn mỗi từ vựng trong tập ghi chép, bạn sẽ có một cái lỗ hổng kiến thức to đùng. Đề thi bao giờ cũng ra sát trong sách giáo khoa, tức là bao gồm cả những phần bạn không ghi lại trong vở. Thường giáo viên chỉ ghi chú những từ mới, từ vựng quan trọng để bạn thuận lợi hơn khi làm bài tập, chủ yếu bạn vẫn phải đọc và học kĩ các phần trong sách giáo khoa chứ. Nếu chỉ chăm chăm học trong vở ghi chép, sẽ có lúc bạn phát cáu với chính mình khi phát hiện đề thi y chang trong sách giáo khoa mà mình thì lại chỉ nhớ mang máng vì không thèm xem lại trước khi thi đó! Hơn nữa, cách học bài tốt nhất cho môn Anh là hãy làm bài tập. Làm càng nhiều, càng thường xuyên, cách vận dụng kiến thức từ môn Anh sẽ nhanh chóng trở thành phản xạ, giúp chúng mình làm bài nhanh và chuẩn hơn nhiều!


Toán: Hãy cẩn thận và suy nghĩ đơn giản

Có một nghịch lý như thế này: các teen cực thông minh, giỏi suy luận, giải nhanh gọn lẹ các bài khó thì có khi lúng túng khi đụng mấy bài căn bản. Nghe thì có vẻ khó tin, nhưng kì thật rất nhiều người từng rơi vào trường hợp này rồi.
Thật ra, không có gì là khó hiểu khi các tay siêu Toán mất điểm bài cơ bản cả. Lý do đầu tiên là vì teen nhà ta không cẩn thận, chẳng kiểm tra lại trước khi nộp bài. “Bài cơ bản thường nhìn vào một phát biết cách giải ngay nên đâu cần suy nghĩ dông dài, giải quyết ngay tắp lự, mà đã là bài dễ thì làm là phải đúng nên cũng khỏi kiểm tra, đến khi ra khỏi phòng mới phát hiện mình “lỡ” tính sai thì đành chịu”, tâm sự đau khổ của Sơn (lớp 12 trường TV). Một nguyên nhân khác khiến cao thủ Toán lúng túng khi giải bài dễ là vì… suy nghĩ quá “siêu sao”, tức là, nhìn bài dễ mà cứ nghĩ theo hướng khó đâm ra tìm hoài không ra đường đi. Thường các bạn khá môn Toán chỉ làm các bài cơ bản rất nhanh, chủ yếu để làm quen kiến thức, sau đó, đa phần thời gian đều chăm chỉ tu luyện mấy đề nâng cao. Chính vì không chú ý mấy phương pháp cơ bản nên tư duy của các bạn có phần phức tạp hóa mọi chuyện hơn và gây khó cho bản thân mình.

Mỗi môn học đều có đặc thù riêng, đòi hỏi cách thức đầu tư thời gian, công sức khác nhau để học tốt. Chính vì thế, hãy tham khảo và tìm kiếm một phương pháp học thật phù hợp, hiệu quả các bạn nhé
Tài Sản của conanSSC
Những hiểu lầm "chết người" về các môn học Border10 Những hiểu lầm "chết người" về các môn học Border14

Những hiểu lầm "chết người" về các môn học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang




Quyền của bạnVề Đầu Trang
Bạn không có quyền trả lời bài viết